Ma tổ (媽祖) là gì? Tại sao đa số người Đài Loan thờ 媽祖?

Ở Đài Loan nếu đi trên đường có thể thấy rất nhiều miếu, đền hoặc nhà dân, thậm chí trên xe ô tô tượng của Ma tổ, người Đài Loan rất sùng bái Ma tổ (媽祖), bạn có muốn viết (媽祖) là gì và tại sao người Đài lại thờ (媽祖) không? Cùng đọc ngay bài viết này nhé:

媽祖 là gì?

Ma Tổ (媽祖) có rất nhiều tên gọi như: Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) hay bà Thiên Hậu, còn gọi là Ma Tổ (媽祖), Mẫu Tổ (母祖), hay là Thiên Thượng Thánh Mẫu (天上聖母) hoặc Thiên Hậu Nguyên quân (天后元君); là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa đặc biệt là Đài Loan và người Việt gốc Hoa. Ngày tưởng niệm bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Ma Tổ (媽祖) là tên gọi phổ biến nhất ở người Đài Loan. Lấy hai ký tự tách biệt, nó có nghĩa là mẹ, bà và tổ tiên.

Truyền thuyết về Ma Tổ (媽祖) ở Đài Loan

Ma Tổ (媽祖) đến từ thời nhà Tống vào thời cổ đại, tên thật là “「林默娘」Lâm Mặc Nương”. Bà được mẹ mang thai tới 14 tháng mới sinh bà ra đời, điều này được xem là một chuyện vô cùng lạ lùng trên đảo. Tuy nhiên, lạ lùng hơn là sau khi ra đời ít lâu, những năm tháng tuổi còn nhỏ, Lâm Mặc Nương liền bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình ở lĩnh vực thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng.

Khi Lâm Mặc Nương mười ba tuổi, đã gặp một đạo sĩ để dạy bùa chú, và khi Lâm Mặc Nương mười sáu tuổi,  bà nhận được một cặp bùa bất tử bằng đồng (đồng phù) và tập luyện theo, nên trở thành có phép lạ và nổi danh từ đó qua những sự việc được cứu người vượt biển và thu phục và cảm hóa các vị ác thần là Thuận Phong Nhĩ và Lí Thiên Nhãn. Ngoài ra bà còn thường dùng năng lực thần thánh của mình để cứu giúp dân, dạy dân dùng rau rong biển cứu đói, cầu mưa, treo chiếu làm buồm, giải trừ thủy tai – quái phong… Khi bà hai mươi tám tuổi, bà cùng cha và hai anh ra khơi đánh bắt cá và gặp phải một vụ đắm tàu,  đã chết khi cố gắng cứu cha và hai anh, sau khi chết bà lên trời và đạt được giác ngộ. Người dân xung quanh Đài Loan nói chung tin vào thần linh , và bà đã trở thành thần hộ mệnh của các thủy thủ.

Tổ tiên của của người Đài Loan từ đại lục đã nhập cư vào Đài Loan hơn 300 năm trước, họ phải đi thuyền qua eo biển Đài Loan, thường được gọi là 黑水溝, và thường mất mạng do đắm tàu. Vì vậy, một số người đã lấy tượng Ma Tổ (媽祖) làm thần hộ mệnh khi đi thuyền di cư, sau khi đến Đài Loan an toàn, họ đã ở Đài Loan và xây dựng một ngôi đền cho Ma Tổ (媽祖), sau hơn 300 năm, Ma Tổ (媽祖) đã trở thành một tín ngưỡng phổ biến của người Đài Loan.

Tại sao đa số người Đài Loan thờ 媽祖?

Tượng Ma Tổ (媽祖) ở Đài Loan phần lớn có vẻ ngoài đầy đặn và thấp, trông giống như những phụ nữ trung niên ở độ tuổi 40 và 50. Khuôn mặt của họ nhân hậu và tốt bụng, đôi mắt của họ hơi nhắm lại như đang lắng nghe, giống như một người mẹ yêu thương đang lắng nghe những đứa con.

Cầu bình an, mưa thuận gió hòa

Ma Tổ (媽祖) ban đầu thuộc về tín ngưỡng thần biển, nhưng ở Đài Loan Ma Tổ (媽祖) không chỉ là vị thánh bảo trợ của biển cả. Ma Tổ (媽祖) ở Đài Loan sùng bái để giúp đỡ các cuộc chiến tranh, xoa dịu sự hỗn loạn, loại bỏ bệnh dịch, sâu bệnh, cầu mưa, chữa bệnh và cứu trợ thiên tai.

Cầu hôn nhân

Mỗi năm, khi tới đền Ma Tổ (媽祖) thắp hương, nhiều người đổ xô đến xin 「報馬仔」 cho “những sợi tơ hồng「紅絲線」” buộc quanh cổ tay để cầu hôn nhân. Khái niệm về sợi tơ hồng bắt nguồn từ câu chuyện về ông già dưới trăng, nhưng vì quá tin Ma Tổ nên Ma Tổ cũng phải chăm lo cho tình yêu và hôn nhân.

Cầu sinh con

Các vị thần dân gian Đài Loan phụ trách khả năng sinh sản ban đầu là 註生娘娘 Chú Sanh Nương Nương và 臨水夫人, nhưng Ma Tổ cũng là một nữ thần nên các tín đồ nữ sẽ cầu nguyện với Ma Tổ bất kể họ muốn có con, mang thai hay sinh nở.

Trên đường Hành hương Baishatun ( thường được tổ chức hàng năm từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch), phụ nữ thường quỳ trên đường cầm hoa và trao đổi bó hoa trên với Ma Tổ, được gọi là “換花 đổi hoa”, người ta nói rằng họ có thể cầu nguyện cho sinh con trai hay con gái. Các tín đồ cầu mong Baishatun Mazu có con hoặc con gái bằng cách “換花 đổi hoa”.

Hành hương Thiên Hậu Bạch Sa Đồn (Baishatun Mazu – 白沙屯 媽祖 進 香)

Hành hương Thiên Hậu Bạch Sa Đồn thường được tổ chức hàng năm từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch ở Đài Loan có lịch sử hơn 200 năm hiện là hoạt động hành hương truyền thống có chặng đường dài nhất và thời gian đi lâu nhất.

Điểm độc đáo nhất của cuộc Hành hương Bạch Sa Đồn là tuyến đường. Bất kể nó khởi hành hay quay trở lại, lộ trình là không thể đoán trước và thay đổi mỗi lần. Giả sử, những người khiêng kiệu của Mã Tổ cho rằng họ cảm nhận được ý chí của Mã Tổ, và bà chỉ cho họ hướng tiếp theo hoặc nơi dừng lại khi họ đang đi. Tuy nhiên, khách hành hương chỉ biết điểm xuất phát và điểm đến (白沙屯拱天宮天上聖母 tới 北港徒步進香. Vì vậy, người ta coi cuộc Hành hương Mã Tổ Bạch Sa Đồn là cuộc hành hương thử thách nhất ở Đài Loan.

Cuộc hành hương hàng năm có hàng ngàn, vạn người tham gia nếu bạn muốn tham gia có thể tham khảo trên web để biết tuyến đường di chuyển.Cùng theo dõi website Codaudailoan.com để xem thêm nhiều bài viết thú vị về văn hóa, phong tục của người Đài Loan nữa nhé

Xem thêm:

Những thói quen mê tín của người Đài Loan

Những điều kiêng kị trong lễ tang ở Đài Loan

Những số cát tường mang lại may mắn người Đài Loan yêu thích

Ý nghĩa những món ăn ngày Tết ở Đài Loan

Những món đồ kiêng kị không nên tặng người Đài Loan

Những điều người Đài Loan kiêng kỵ trong 5 ngày đầu năm

Nguồn: Codaudailoan tổng hợp. Vui lòng không copy

Cập nhật tin tức Đài Loan tại Codaudailoan.com. Website là nơi chia sẻ Kinh nghiệm định cư ở Đài Loan các vấn đề thủ tục kết hôn, ly hôn, làm thẻ cư trú, thẻ cư trú vĩnh viễn, chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế Đài Loan, cập nhật tin tức Đài Loan cho lao động, du học sinh, hôn phối với người Đài Loan. cho lao động, du học sinh, hôn phối với người Đài Loan.