Sốc văn hóa khi định cư ở Đài Loan làm thế nào vượt qua

Định cư và làm việc ở Đài Loan là giấc mơ của rất nhiều người, những ước mơ về việc sống và làm việc ở đất nước phát triển, hiện đại. Để được cư trú thời gian dài ở Đài Loan buộc bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý khi sinh sống tại nước ngoài.

Những cú sốc văn hóa khi sống tại Đài Loan mà bạn sẽ trải qua

Giai đoạn 1: Thời kì mật ngọt (1-2 tháng)

Sau thời gian dài làm thủ tục kết hôn khoảng từ 3-6 tháng bạn sẽ chỉ mong thời gian này trôi qua thật nhanh để có thể sang đoàn tụ cùng gia đình chống/ vợ ở Đài Loan.  Những ngày đầu ở Đài Loan mọi thứ thật mới lạ và thú vị lúc này bạn sẽ thấy thật hạnh phúc khi được sinh sống và làm việc trong một môi trường hiện đại, phát triển, sạch sẽ, đa dạng văn hóa và ẩm thực cũng rất độc đáo. Đây là thời kì mật ngọt tâm trạng luôn khấn phởi và hào hứng.

Giai đoạn 2: Sốc văn hóa (3-6 tháng)

Những điều mới lạ được khám phá, thú vị dần không còn thay vào đó là việc bạn nhận ra Đài Loan thực sự khác so với Việt Nam – nơi bạn sinh ra và lớn lên. Khác biệt trong văn hóa, tập quán sinh hoạt, cách sống, các làm việc,…. – Đây là thời kỳ cực kỳ tồi tệ mà bạn phải tự mình vượt qua để thích nghi dần với cuộc sống ở đây.

Cá nhân mình Sốc văn hóa thực sự khủng khiếp sau 1- 2 tháng đầu thực sự vui vẻ ở Đài Loan tới tháng thứ 3 mình đã phát hiện ra những sự khác biệt trong văn hóa rõ rệt. Từ việc ngôn ngữ ngoài tiếng Trung người Đài còn nói tiếng Đài Loan ngôn ngữ địa phương – đây là ngôn ngữ mà gia đình nhà chồng thường sử dụng khiến bạn thực sự ngơ ngác không hiểu họ đang nói gì. Tiếng Trung học và tiếng trung trong cuộc sống cũng sẽ rất khác biệt chỉ có bạn mới vượt qua bằng cách học tiếng Trung từng ngày để thích nghi. Khi bạn nhận ra việc biểu đạt cảm xúc với chồng cũng có vấn đề , chồng không thể hiểu được hết những nội dung bạn muốn truyền đạt – bạn sẽ rơi vào tình trạng ức chế trầm trọng. Bạn nỗ lực vượt qua nhưng càng ngày càng cảm thấy sự khác biệt càng lớn – bạn muốn trở về nước , thất vọng, trầm cảm không muốn chia sẻ với ai, không muốn nói chuyện một mực chỉ muốn về Việt Nam ngay lập tức.

Khác biệt trong cách thức giao tiếp, khác biệt trong thức ăn, khác biệt về giáo dục, khác biệt về xã hội, chính trị, giao thông,…. những khác biệt khiến bạn thực sự muốn từ bỏ. Đây thực sự là thời gian cực kì khó khăn cho những ai đang sống và làm việc tại nước ngoài đặc biệt là các cô dâu Việt ở Đài Loan. Phải dùng ý chí kiên định của mình tự tin và nỗ lực để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Giai đoạn 3:  Thời kì nỗ lực thích ứng (từ nửa năm tới 1 năm)

Khi bạn bắt đầu quen với nhịp sống, cách sinh hoạt ở Đài Loan. Giao tiếp thành thạo hơn – quen với món ăn – quen với cách dùng từ của người bản địa – kết bạn nhiều hơn – tìm được những người Việt đang sống và làm việc tại Đài sẽ giúp bạn có động lực hơn để tiếp tục sống tại Đài Loan. Bạn quen dần và thích nghi tự tìm được cảm hứng, niềm vui trong cuộc sống. Đây là giai đoạn mà bạn thực sự cố gắng để thích nghi bạn sẽ thoải mái hơn và bắt đầu có cảm tình với nơi mình đang sống tuy đôi lúc tâm trí bạn vẫn hướng về Đất nước và muốn bỏ tất cả để trở về.

Giai đoạn 4: Thích nghi hòa nhập (trên 1 năm)

Giờ đây bạn hoàn toàn tự tin và vui vẻ khi sống làm việc tại Đài Loan, việc muốn trở về nước không còn thôi thúc bạn liên tục như trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3 nữa.

Đây là giai đoạn bạn hoàn toàn hòa nhập được với đất nước Đài Loan – quê hương thứ 2 của bạn – nơi có thể bạn sẽ sống tới cuối đời cùng người bạn đời. Sau tất cả việc bạn vượt qua được thời kì đen tối – sốc văn hóa khi sống tại Đài Loan sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn và tự tin hơn.

Xem thêm:

Giải đáp thắc mắc về thẻ cư trú, thẻ cư trú vĩnh viễn, CMT, kết hôn và ly hôn ở Đài Loan

Hướng dẫn cách xem hóa đơn trúng thưởng ở Đài Loan

Những thứ được phép, không được phép mang sang Đài Loan

Nguồn: Codaudailoan tổng hợp. Vui lòng không copy 

Cập nhật tin tức Đài Loan tại Codaudailoan.com. Website là nơi chia sẻ kinh nghiệm kết hôn, ly hôn, làm thẻ cư trú, thẻ cư trú vĩnh viễn, chứng minh thư Đài Loan cho lao động, du học sinh, hôn phối với người Đài Loan.

Comments are closed.